Đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh Sóc Trăng (Giai đoạn 2016-2018)
Các hoạt động khuyến công đặc biệt
là hoạt động xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng
dụng máy móc tiên tiên tiến, … đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm,
gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân, đặc biệt ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn.
Theo phê duyệt của UBND tỉnh đối với Chương trình khuyến
công tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến hỗ trợ thực hiện 162 đề án
với số tiền là 25.000 triệu đồng, trong đó chương trình khuyến công quốc gia dự
kiến hỗ trợ thực hiện 10 đề án với số tiền là 14.050 triệu đồng, chương trình
khuyến công địa phương dự kiến hỗ trợ 152 đề án với số tiền là 10.950 triệu
đồng; dự kiến huy động đơn vị thụ hưởng đóng góp 125.920 triệu đồng.
Tính riêng giai đoạn 2016 - 2018, chương trình khuyến công tỉnh
dự kiến hỗ trợ thực hiện 49 đề án với số tiền 7.210 triệu đồng, trong đó chương
trình khuyến công quốc gia dự kiến hỗ trợ thực hiện 3 đề án với số tiền là 850
triệu đồng, chương trình khuyến công địa phương dự kiến hỗ trợ 46 đề án với số
tiền là 6.360 triệu đồng; huy động đơn vị thụ hưởng đóng góp 18.550 triệu đồng.
Kết quả thực hiện giai đoạn 2016 - 2018, chương
trình khuyến công đã hỗ trợ hoàn thành 01 kế hoạch và 66 đề án, với tổng số
tiền là 51.154,2 triệu đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 5.902,36 triệu đồng, đơn
vị thụ hưởng đóng góp 45.251,84 triệu đồng, trong đó: Chương trình khuyến công
quốc gia hỗ trợ thực hiện 08 đề án với tổng kinh phí là 13.259,34 triệu đồng, kinh
phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 2.096,6 triệu đồng; đơn vị thụ hưởng đóng góp 11.162,74
triệu đồng. Chương trình khuyến công địa phương thực hiện 01 kế hoạch và 58 đề
án, với tổng kinh phí là 37.894,86 triệu đồng, kinh phí khuyến công địa phương
hỗ trợ 3.893,55 triệu đồng, đơn vị thụ hưởng đóng góp 34.001,31 triệu đồng.
*Bên cạnh, hoạt động khuyến công thời gian qua có những khó khăn, hạn chế chủ yếu như:
-
Sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn đa số là cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản
xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, nguồn vốn hạn chế, thị trường thiếu ổn định,
trình độ hạn chế; đối tượng thụ hưởng chưa nhiều do năng lực tài chính và quản trị doanh
nghiệp của cơ sở CNNT còn hạn chế, không đủ điều kiện tiếp cận chính sách
khuyến công.
- Cán
bộ làm công tác khuyến công cấp huyện còn mỏng, chưa được bố trí đầy đủ hoặc
kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi; chủ cơ sở CNNT phần lớn hạn chế về trình độ lập đề án, dự án và chọn lựa
model của máy móc, thiết bị nên trong quá trình lập đề án, dự án còn lúng túng
chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phải chỉnh sữa nhiều lần; chưa có mạng lưới cộng tác viên tại các địa bàn huyện, thị,
thành phố.
- Nội dung hỗ trợ đào
tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
còn hạn chế do doanh nghiệp chưa có nhu cầu hỗ trợ, đồng thời hầu hết các địa
phương đã có trung tâm dạy nghề, đáp ứng đào tạo nghề, truyền nghề phù hợp với nhu
cầu thực tế của doanh nghiệp.
- Nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công
nghiệp và nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại
các cụm công nghiệp chưa tổ chức triển khai hỗ trợ được, do thiếu vốn đầu tư cơ
sở hạ tầng, vì vậy địa phương chưa có nhu cầu cầu hỗ trợ.
* Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nội dung thuộc chương trình khuyến công giai đoạn 2016 -
2020 và các năm tiếp theo; định hướng hoạt động khuyến công thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt
một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như:
- Ưu tiên nguồn kinh phí khuyến
công hỗ trợ trực tiếp cho các đề án do cơ sở CNNT thực hiện tại các địa bàn xây
dựng nông thôn mới, sản xuất các sản phẩm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia
“Mỗi xã một sản phẩm”, các đề án có vốn đầu tư lớn và thu hút nhiều lao động; đồng thời phối hợp lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác để động viên
khuyến khích các tổ chức, cá nhân mạnh dạng chuyển hướng đầu tư và phát triển
công nghiệp - TTCN.
- Tăng cường công tác quản lý và
sử dụng nguồn vốn khuyến công đúng quy định, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các
ngành, đặc biệt là sự phối hợp với các phòng Kinh tế/phòng Kinh tế và
Hạ tầng trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đề án; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí khác
ngoài vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho việc phát triển các hoạt động khuyến
công.
- Quan tâm công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện đề án để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để
các đề án hoàn thành đúng mục tiêu, nội dung và tiến độ nhằm nâng cao hiệu quả
chất lượng của từng đề án. Duy trì công tác giao lưu, trao đổi học hỏi kinh
nghiệm giữa các Trung tâm khuyến công các tỉnh thành nhằm nâng cao năng lực
quản lý và triển khai thực hiện các đề án.
- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ
chương chính sách về khuyến công trên các kênh thông tin đại chúng bằng nhiều
hình thức, chú trọng công tác tuyên truyền
miệng, nhằm thu
hút sự quan tâm của các cấp, các ngành để hoạt động khuyến công từng bước đi
vào cuộc sống và thể hiện vai trò quan trọng trong khuyến khích phát triển công
nghiệp nông thôn, đặc biệt làm cho các cơ sở CNNT hiểu biết chính sách khuyến
công để tích cực chủ động tham gia.
- Tiếp tục nâng cao trình độ
chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công, thông qua các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn. Chú trọng công tác
giáo dục về phẩm chất đạo đức, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác
bám sát cơ sở địa bàn, nắm bắt nhu cầu hỗ trợ để xây dựng kế hoạch khuyến công
phù hợp với quy định, sát với thực tiển và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các cơ
sở CNNT; quan tâm công tác thi đua khen thưởng
cho những tập thể cá nhân có thành tích suất sắc trong công tác khuyến công và
trong sản xuất công
nghiệp - TTCN./.
Trắng_TTKC&TVPTCN